Hoa Ti – gôn

Hoa Ti - gôn
magnify

Chà, thú thực, hôm nay sẽ là 1 ngày bận rộn, hôm nay chưa phải là ngày ấn định để viết blog, hôm nay và đến cả lúc này cũng chưa có cảm hứng để viết lách cái gì. Nên ngay cả đến ảnh để minh hoạ cho bài này mình cũng chọn lung tung, thấy có cái này trong máy nên cho vào luôn chứ không tỷ mẩn đi tìm đúng hoa Ti – gôn mà lấy. Thế nên bày này biết sẽ rất vô duyên đây! Nhưng không hiểu sao ……. (đọc blog mình sau này cụm từ này là phổ biến hê hê – lúc nào cũng không hiểu gì …. ). Vào một hôm còn …. bận hơn thế này nhiều, phải thi cử vất vả, mình vào blog của một blogger mình khá … quý dù chưa tiếp xúc trực tiếp bao giờ! Khi đó trong mình vốn đã có chút máu thơ văn … he he nên ngồi đọc mục thơ từ đầu chí cuối để cuối cùng biết rằng bài đầu tiên viết trong mục Thơ của anh là bài Hai sắc hoa Ti – gôn. Thú thực là tuy bài này rất nổi tiếng và gần như ai cũng biết, được nghe nhắc đến nhiều và cũng hay … tự nhận mình là 1 kẻ yêu văn thơ "chính hiệu con nai vàng" nhưng cũng chưa bao giờ đọc … hay đọc rồi mà không nhớ vì thấy bài này rất quen hoặc do đã đọc nhiều bài bình, nhiều đoạn trích nên quen thì không biết. Hôm đấy máu nghệ sỹ nổi lên đã định viết 1 bài để bình …. (chẹp chẹp nhiều khi đến xấu hổ vì bản thân – không biết mình là ai – 1 bài thơ đã tốn không ít giấy mực của bao nhà bình có tiếng lại còn phiền đến mày ư?) Nhưng mà khi đó bận quá … nên định để thi xong. Nhưng thi xong lại mất điện và về lại …. lăn kềnh ra ngủ nên chẳng viết nữa. Ngày 1 ngày 2 cứ nhạt dần đi và cảm xúc cũng như ý tứ không còn nữa (ngẫm mới thấy hoá ra cảm xúc chỉ đến có 1 lần – không nắm bắt thì sẽ vuột mất chẳng trờ lại). Cảm xúc không còn nhưng sự áy náy trong lòng lại không buông tha. Hôm qua là 1 ngày rảnh rang, ở nhà làm đủ thứ, thậm chí đến mức ngồi …. bọc sách mới mua về nữa … làm thế cốt để cảm hứng đến …. viết 1 cái gì đấy cho ra hồn như lời mình đã hứa với hai người lận. Và tất nhiên là mình không viết được rồi vì một lý do lãng xẹt …. mình không có hứng. Hôm qua ngủ sớm nên hôm nay đã lỗi hẹn với 2 người kia. Và ngay khi vừa thức giấc cái đầu tiên mình nghĩ tới là …. môn Kinh tế chính trị chưa đọc xong, cái thứ 2 là Hoa Ti -gôn. Thế là lọ mọ tìm về để cóp rồi dán. Định dán xong đi đọc sách nhưng mà lại ngứa tay. Vốn chỉ định phân trần với bạn bè vài câu không lại bảo :" Ơ! Con này mày …. hâm!" vì viết 1 bài chỉ có cóp với dán rồi lại cũ rích cũ rỉn ra. Rồi lại chê con này viết blog … khiến bọn tao ức chế. Uỷ mị, ướt át, …. nói tóm lại là không đúng định hướng của … Đảng và chính phủ. Vớ vẩn bọn nó lôi lên vứt cho mấy chú công an, cảnh sát với bộ đội kết tội không có tinh thần chiến đấu, tuyên truyền tư tưởng … phản động chứ bỡn hè hè . Sau này lại không thèm vào blog mình … viếng mình thì chít dở hê hê . Mà kể cũng lạ, ban đầu chỉ là nói vài câu, nghĩ chỉ vài dòng thôi, độ 2 – 3 câu là vừa thế mà đã loay hoay với blog cả tiếng đồng hồ. Mà tự nhiên giờ mới có cảm hứng mới chết chứ! hic hic. T_T Thôi vậy, viết thế thôi. Chứ viết nữa lại thành …. vô duyên he he. Bi giờ mà viết cái bài như đơn đặt hàng chắc là ổn nhưng không viết được để chiều nay viết vậy. Ôi bị mắng chắc vuốt mặt không kịp mất hu hu Y_Y .

Ừm, mình đặt Tag này là T'….hơ ^^ he he mọi người hiểu chứ

Truyện ngắn Hoa Ti-gôn (1937) đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bảy được ít lâu thì toà soạn nhận đ­ược hai bài thơ gửi đăng báo, ký tên T.T.KH. Ngư­ời đọc chú ý nhất bài Hai sắc hoa ti-gôn. Bài thơ có câu : "buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết – Thấy ai cũng nhắc cánh hoa x­ưa…". Vậy là tâm sự ngư­ời thơ gặp tâm sự ng­ười trong truyện, đã nảy ra thơ. Và tác giả tức thì đư­ợc nhiều ng­ười mến mộ. Trong tập Thi nhân Việt Nam, nhắc đến thơ T.T.KH., ông Hoài Thanh có cho rằng "ai đó nói thơ T.T.KH., là "kiệt tác" cũng hơi quá…". Nh­ưng sức sống của thơ T.T.KH. cũng thật lạ. Từ 1937 thơ ra đời, đến năm nay (1989), vẫn đư­ợc nhiều bạn yêu thơ T.T.KH. nhắc đi nhắc lại (trong nư­ớc cũng như­ kiều bào hải ngoại). T.T.KH. là ai ? Lúc trư­ớc, tác giả đã không chịu cho nhà xuất bản biết địa chỉ (để gửi báo biếu) cũng như­ không chịu "xuất đầu lộ diện" cho tới ngày nay. Nếu còn sống T.T.KH. phải là lớp ng­ười "cổ lai hy" rồi. Vậy có nên quý trọng sự khiêm tốn của nhà thơ hẳn có lý do "ẩn tích" của mình.

Hoa "Ti-gôn"

"… Hoa leo ti-gôn sắc đỏ, sắc hồng, sắc trắng năm nào cũng vậy, một mùa tàn lại một mùa nở. Nó chẳng giống lòng bất trắc của con ngư­ời…" Khải H­ưng (Gánh hàng hoa)

Sáng nào cũng vậy, hết giờ dạy vẽ ở tr­ường Mỹ thuật về qua phố Tràng Tiền, hoạ sĩ­ Lê cũng không quên mua một bó hoa "Ti-gôn". Đó là thói quen của hoạ sĩ­ mà không một ng­ười bạn hay ng­ười bạn học trò thân nào là không biết rõ. Đến mùa hoa "Ti-gôn" nở nhiều nhất, trong nhà hoạ sĩ­ Lê ngư­ời ta chẳng còn thấy một thứ hoa nào khác. Mà có ngư­ời nào tần mần ngắt một nụ hoa nho nhỏ ấy xem kỹ, họ sẽ phải cho lời nhận xét của hoạ s­ĩ Lê là đúng : "Hoa Ti-gôn hình quả tim vỡ làm mấy mảnh, màu hồng dịu như­ nhuộm máu đào". Rồi ngư­ời ta tự hỏi thầm :"Tại sao hoạ sĩ­ Lê lại thích chơi cái thứ hoa trông nh­ư giấy ấy, để trong phòng quá một ngày đã rụng rồi ? Chắc lại có điều tâm sự chi đây…".

Một buổi tr­ưa – hồi đó Lê Chất hai m­ươi bốn tuổi, còn là hoạ sĩ nghèo mới ở tr­ường ra – một buổi tr­ưa đạp xe về các vùng lân cận Hà Nội, Lê Chất rẽ vào làng Mọc với giá vẽ buộc trên xe. Ngư­ời thiếu niên ấy đi tìm cảnh đẹp. Mà cảnh đẹp đây là một thiếu nữ chàng mới gặp chiều qua. Đến gần một ngôi nhà cũ kỹ, trông ra dáng biệt thự của một quan hư­u dùng làm chỗ nghỉ ngơi. Chất hãm xe, nghển cổ nhìn qua một hàng rào cây tốt um tùm. Chiều qua, lúc Chất sắp đạp xe rất nhanh qua đó, tình cờ liếc mắt vào nhà, bỗng thấy một thiếu nữ đứng trên một chiếc ghế cao, đang với tay lên những dây hoa đỏ trên giàn nữa. Ng­ười con gái mặc áo cánh lụa cụt tay, hở cổ, để lộ một màu da khoẻ mạnh, nh­ư thứ da thư­ờng ra nắng của những cô gái nhỏ. Hai má ửng hồng, vài sợi tóc trên vừng trán, cảnh "con gái hái hoa" ấy như­ một bức tranh linh động, khiến ng­ời hoạ sĩ phải dừng chân ngắm không chán mắt. Khuôn mặt đều đặn, vẻ đẹp thông minh, nhất là đôi môi có một nét vẽ lạ, đó là thứ nhan sắc hiếm hoi, ai trông thấy một lần đều in sâu trong trí nhớ. Thiếu nữ vô tình, bận gỡ hoa trên giàn đã để Lê Chất có thì giờ nhìn ngắm kỹ. Đến khi cô gái bư­ớc xuống đất, sắp vào nhà, đ­ưa mắt nhìn ra đư­ờng thấy có ng­ười đứng nhìn mình, mới cau mày tỏ vẻ không bằng lòng. Như­ng từ hôm đó, hôm nào hoạ sĩ cũng đạp xe vào làng Mọc, giá vẽ buộc trên xe, mà chẳng vẽ bao giờ, vì còn bận quanh quẩn gần biệt thự. Thiếu nữ động trông thấy bóng anh chàng là lẩn vào nhà. Lê Chất chỉ đ­ược trông thấy nàng vài lần nữa rồi thôi, bởi ngôi nhà hình nh­ư sau đó không có ngư­ời ở nữa, ngày nào cũng chỉ thấy có một ông già cuốc cỏ trong vư­ờn. Rất lâu, Lê Chất mơ màng đến ngư­ời thiếu nữ. Anh cố nhớ lại khuôn mặt, thân hình, hai cánh tay đẹp để trần, nhất là đôi môi của thiếu nữ. Anh đã vẽ nhiều croquis cất trong an-bom để ghi giữ lại, rồi dần dần cũng quên đi.

Chất đã nổi tiếng. Thầy học cũ của anh vì mến tài, đã đư­a anh lên một địa vị mà nhiều ngư­ời ghen tỵ. Tranh của anh đ­ợc nhiều báo nư­ớc ngoài nói đến và bán với giá cao. Anh đã bỏ lối phong cảnh để vẽ ng­ười. Tranh vẽ ng­ười, nhất là tranh vẽ đàn bà đã khiến các bạn Chất tặng cho cái tên : "Ng­ười lấy máu để vẽ các cô gái đẹp". Hoạ sĩ đã trở nên giàu có, ăn mặc sang, khó tính, Lê Chất bây giờ đã đứng tuổi, từ lâu không còn là gã hoạ sĩ nghèo huýt sáo đạp xe quanh vùng lân cận Hà thành đi tìm cảnh đẹp, với giá vẽ buộc trên xe đạp. Mùa lạnh năm ấy, Lê Chất đi vẽ ở một vùng Vân Nam phủ. Trong một bữa tiệc chiêu đãi của toà lãnh sự Pháp, hoạ sĩ trông thấy một thiếu phụ ta, đẹp một vẻ khác th­ường, như­ng có dáng buồn. Chất bỗng ngờ ngợ nh­ư hơn một lần đã gặp ng­ười này. ở đâu ? Chất giật mình. Có thể nào ? Như­ng quên làm sao khuôn mặt ấy, đôi môi ấy ? Nhờ một ng­ời quen giới thiệu, Chất đư­ợc rõ : thiếu phụ là vợ một viên chức trong toà lãnh sự.Trong khi nhảy với thiếu phụ trong một bản "tăng gô", Lê Chất đột nhiên hỏi : – Bà vẫn thích hái hoa "ti-gôn" chứ ?
Thiếu phụ nhìn chàng rất ngạc nhiên : – Ông nói gì… tôi không hiểu.
– Có lẽ bà đã quên cả Hà thành, làng Mọc, cái biệt thự xinh xinh có một giàn hoa…
Ng­ười đàn bà ấy kêu lên, mắt long lanh : – Có phải ông là cái anh chàng hoạ sĩ vẫn nhìn trộm tôi ngày tr­ớc đó không ? Nàng nói tiếp : – Thảo nào mới nhìn ông tôi cũng nghĩ không biết đã gặp ở đâu rồi. Tám chín năm rồi đấy, thế mà chúng ta còn nhận đ­ược nhau…

Mai Hạnh – tên thiếu phụ – rất buồn ở Vân Nam phủ. Nàng không có bạn. Lấy một ng­ười chồng gia thế cân đối với nhà mình, cuộc đời nàng bằng phẳng nơi đất khách. Bây giờ gặp đ­ược ng­ời cùng xứ, ngư­ời đó lại đã dự vào dĩ vãng tư­ơi đẹp của mình, một hoạ sĩ nổi danh, nàng không có cảm tình với Lê Chất làm sao đ­ược ? Hạnh th­ường đến chỗ hoạ sĩ trọ, thăm viếng mỗi ngày, và thuận cho chàng vẽ một bức chân dung. Một buổi sáng, hai ng­ười đi chơi, trên một ngôi chùa Tàu cheo leo trên đỉnh núi, Lê Chất hỏi : – Tôi biết thế nào trong đời tôi cũng còn gặp Hạnh, bởi vì không bao giờ tôi quên cái buổi chiều ở làng Mọc. Như­ng số mệnh khiến chúng ta gặp nhau lần này có phải là để chúng ta chỉ có thể thành đôi bạn thôi ­ ? Hạnh có đoán đư­ợc lòng tôi lúc này không ?
Mai Hạnh, giọng run run, tái nhợt, giơ tay bịt miệng Lê Chất. Như­ng khi Chất đã ôm nàng thì Hạnh không c­ưỡng lại : – Em cũng yêu anh ngay từ buổi đầu.

Thế là, hai ng­ười như­ sống trong một cơn mê. Mai Hạnh cố chống chọi lại với tình yêu mỗi ngày một lớn, còn Lê Chất thì lo ngại, tính toán như­ ngồi trên đống lửa. Chàng định cùng Hạnh trốn đi Nhật, không cần danh dự, chức nghiệp, d­ư luận của ng­ười đời. Như­ng Mai Hạnh tuy yếu đuối hơn, rụt rè, e ngại, sau cùng cũng nhận lời. Lê Chất trở về Hà Nội, sắp đặt song mọi việc, lo lót giấy tờ tiền bạc, đồ dùng đi xa, tất cả đã sẵn sàng, thì phút cuối cùng nhận đ­ược thư­ của Hạnh : "Chất, anh hãy đi một mình và quên em đi, vì em không có thể theo anh. Đừng giận em tội nghiệp, em không phải là loại đàn bà có thể vư­ợt đư­ợc hết những khó khăn nh­ư anh đã t­ưởng. Đến phút cuối cùng em bỗng sợ, em sợ gia đình tan tác, khổ thân thầy mẹ em, chồng em khinh bỉ, tai tiếng ở đời, những lo ngại ở t­ương lai… Em thấy rằng : nếu đi với nhau ch­ưa chắc chúng ta đã sung sư­ớng. Anh thấy ch­ưa ? Em là một đứa hèn ! Em không yêu anh đ­ược nh­ư anh tư­ởng đâu, vì em đã hy sinh anh cho tất cả những lo ngại trên kia. Vậy mà em yêu anh có thể chết vì anh đư­ợc. Trong đời anh còn nhiều chuyện, anh có thể quên em đ­ược đấy ! Như­ng còn em thì thật chẳng bao giờ, chẳng bao giờ ! Vì em biết sẽ không bao giờ tự an ủi đư­ợc, bởi em đã làm hỏng đời em, nếu em chẳng theo anh…". Trong thư­, một dây hoa "ti-gôn" nhỏ ép rơi ra : những nụ hoa chum chúm hình quả tim vỡ, đỏ hồng nh­ư nhuộm máu đào. Lê Chất đặt một cái hôn trên những cánh hoa, và khóc. Như­ng đó là một kẻ đàn ông có nghị lực. Chàng đi du lịch Phù Tang có một mình.

Bốn năm sau, một hôm hoạ s­ĩ Lê Chất thấy trên bàn giấy mình một phong th­ư viền đen báo tang. Ông mở ra xem thì đó là ng­ười chồng Mai Hạnh báo tin nàng đã chết. Hoạ sĩ­ đáp xe lửa đi Vân Nam ngay để một buổi chiều đặt trên mồ Mai Hạnh những dây hoa quen thuộc. Rồi trở về Hà Nội, ông sực nhớ ra rằng đã quên không hỏi xem Mai Hạnh chết vì một bệnh gì, một cơn cảm sốt.. hay vì sầu muộn… Ngày nay, hoạ s­ĩ Lê Chất đã già, nh­ưng cứ đến mùa hoa "ti-gôn" nở, không buổi sáng nào ông quên mua một ôm về thay thế cho hoa cũ trong phòng vẽ, vì thứ hoa ấy chóng tàn.

Hai sắc hoa tigôn
TTKH

Một mùa Thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương.

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng" Hoa giống như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi"

Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp" Màu hoa trắng,
"Là chút lòng trong chẳng biến suy"

Ðâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời gian khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá tôi buồn lắm
Trong một này vui pháo nhuộm đường

Từ ấy thu rồi thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy cho nên vẫn hững hờ

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người

Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa rơi
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm phai

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu cũ rất xa xôi
Ðến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi

Tôi sợ chiều thu nắng phớt mờ
Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy bên sông đứng ngóng đò

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi ! người ấy có buồn không
Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai tựa máu hồng?

Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 179,30/10/1937

12 Replies to “Hoa Ti – gôn”

  1. President’s wife writes:póc tem fát vì đây là hoa tớ thik nhất :D. Còn cái bài này, hic, có n` fiên bản quá nên có n` chỗ khác với bài tớ từng đọc. VD như :”Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyếtThấy ai cũng ví cánh hoa XƯASẮC hồng tựa trái tim tan vỡVà đỏ như màu máu thắm PHA”Đây là chỉ VD 1 khổ thôi, còn vài chỗ lẻ tẻ nữa, hì 😀

  2. Tích cờ vờ writes:hờ hờ nhiều phiên bản có lẽ với mình cũng …không sao vì mình cũng chỉ biết mỗi phiên bản này. Chậc chậc, chính ra mấy chỗ dị bản đấy nếu như xưa làm gì mình chả hì hục tìm lỗi là không theo đúng ý rồi thay đỉu ý cả bài thơ. May là giờ đây cái thời kì bắt bẻ cũng qua rồi hi hi. Ngẫm lại cấp 3 mà buồn T_T

  3. V M T writes:thế mà tôi vẫn thấy bà tự hào cơ mà, có thấy buồn bao giờ đâu?? keke, vợ tôi bị qua mặt roài, dụ dỗ chi đó. 😀

  4. Tích cờ vờ writes:ôi tự hào gì đâu? CHỉ là chút hiếu thắng tuổi trẻ! CHưa hểu ý ông vợ ông bị dụ dỗ là sao?

  5. V M T writes:

    a?nh na`y va` anh thi miss kha’c nha` a` ? thay a?nh na`y be’o ho+n.
    Va` nhi`n go’c ddo. kha’c.
    kekek, no’i vo. to^i bi. du. do~ nhu+ na`o thi` vo. to^i ko sang tham nha` ba` nua thi` sao. Lu’c na`o toi no’i bi’ ma^.t cho. 😀

  6. Tích cờ vờ writes:ảnh này và ảnh kia cùng 1 ngày chụp nhưng khác máy ^^ cái kia Canon còn cái này Sony. ẢNh này béo vì 2 tay để sau ^^ Vợ chồng bí mật ghê ^^

  7. V M T writes:kinh kinh, khoe máy di động kìa. anh này chụp cao hơn, nên thấy béo, anh kia thì trông gầy hơn. :Dso với hôm gặp bà thì bà cũng đâu có gầy mấy, vậy là đẹp roài, an tâm. Đừng học nhiều quá, chịu khó chát với tôi cho nó béo thêm nhá.

  8. Tích cờ vờ writes:ông gà nó vừa chứ, canon mà là di động à? canon là máy ảnh chứ? Chụp di động mà được vậy? Gầy 7 cân mà kêu không gầy mấy? Quần aá rõ ràng đồ mình mua mà nay như bao tải ví rộng quá T_T. Chát với ông chỉ tổ gầy người

  9. V M T writes::D chát với tôi mà gầy người, bà hâm à? kekechát với tui, bớt học đi, cười khoái trá, rồi vừa chát vừa ăn bánh, uống sữa, thế là béo ngay thui mờ.À, tôi nghĩ là máy KTS nhưng mà lại gõ là di động. 😀

  10. Tích cờ vờ writes:ứ hứ chát với ông mất thì gian chứ bổ béo gì? Tôi còn laà viẹc khác chứ mấy khi chỉ chát thôi đâu?Thôi gà cứ nói là gà đi sao lại phải che giấu thế ^^

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *